Cuộc khủng hoảng người tị nạn Cuộc đàn áp người Rohingya tại Myanmar 2016-17

Ước tính có khoảng 92.000 người Rohingya đã bị ly tán vì bạo lực vào tháng 1 năm 2017:[20] Khoảng 65,000 đã chạy trốn khỏi Myanmar vào nước láng giềng Bangladesh giữa tháng 10 năm 2016 và tháng 1 năm 2017,[21][22] trong khi 23.000 người khác đã bị phân tán trong nước.[20]

Vào tháng 2 năm 2017, Chính phủ Bangladesh đã thông báo rằng họ dự định chuyển nơi ở của những người tị nạn mới đến và 232.000 người tị nạn Rohingya khác đã ở sẵn trong nước đến Thengar Char, một hòn đảo bồi đắp bởi trầm tích ở vịnh Bengal.[21][23] Hòn đảo đầu tiên xuất hiện vào khoảng năm 2007, hình thành do phù sa từ sông Meghna trôi xuống.[21][23] Vùng đất có cư dân gần nhất, là đảo Hatiya cách đó khoảng 30 cây số.[21] Các hãng tin trích dẫn lời một quan chức trong vùng mô tả kế hoạch là "khủng khiếp".[23] Động thái này đã nhận được sự phản đối đáng kể từ một số cơ quan tổ chức. Các nhóm nhân quyền đã mô tả kế hoạch như một sự di dời cưỡng bách.[21][23] Ngoài ra, mối lo ngại về điều kiện sống trên các đảo, là nơi mà đất trũng thấp và dễ bị ngập lụt.[21][23] Hòn đảo được miêu tả như là "chỉ sử dụng được trong mùa đông và là một thiên đường cho bọn hải tặc".[17][23] Cách khoảng chín tiếng đồng hồ từ các trại mà những người tị nạn Rohingya đang sinh sống.[21][23]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cuộc đàn áp người Rohingya tại Myanmar 2016-17 http://www.abc.net.au/news/2017-01-03/myanmar-gove... http://www.abc.net.au/news/2017-02-01/bangladesh-t... http://www.aljazeera.com/news/2016/12/rohingya-cri... http://www.aljazeera.com/news/2017/01/bangladesh-p... http://www.aljazeera.com/news/2017/02/rohingyas-ki... http://www.bbc.com/news/world-asia-38168917 http://www.bbc.com/news/world-asia-38345006 http://www.bbc.com/news/world-asia-38362275 http://www.bbc.com/news/world-asia-38858655 http://edition.cnn.com/2016/11/15/asia/myanmar-rak...